Menu
  
Tin tuyển sinh

UEF tham gia tư vấn trực tuyến về xét tuyển Nguyện vọng bổ sung

16/08/2016
Chiều nay (16.8), đại diện Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Ths. Phạm Doãn Nguyên - PGĐ Trung tâm Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông đã tham dự buổi tư vấn truyền hình trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức với chủ đề "Cơ hội xét tuyển bổ sung nhóm ngành xã hội nhân văn, kinh tế-ngân hàng-luật và dịch vụ".
Trong buổi tư vấn này, đại diện các trường đã thông tin về quy định đăng ký xét tuyển đợt bổ sung nói chung, cơ chế xét tuyển vào từng trường nói riêng. Đồng thời, các chuyên gia còn đưa ra lời khuyên quan trọng để thí sinh trúng tuyển đúng ngành nghề yêu thích.
 
ThS. Phạm Doãn Nguyên - Đại diện UEF trả lời câu hỏi của các thí sinh gửi đến chương trình
 
* Mở đầu chương trình, nhà báo Thùy Ngân thông tin: Các trường ĐH, CĐ đã chính thức công bố điểm trúng tuyển đợt 1. Chúng tôi xin chúc mừng những thí sinh đã trúng tuyển trong đợt xét tuyển đầu tiên. Tuy nhiên, với những thí sinh chưa trúng tuyển không có nghĩa đã hết hy vọng. Theo quy định, bắt đầu từ 21/8 thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 sẽ tiếp tục tham gia đợt xét tuyển bổ sung đầu tiên.
Dưới đây là phần chia sẻ và giải đáp thắc mắc từ đại diện UEF tại chương trình:
ThS. Phạm Doãn Nguyên: Khi làm hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung, thí sinh cần lưu ý về số lượng chỉ tiêu từng ngành. Vì vậy thí sinh phải lưu ý xem kỹ thông tin từng trường. Bên cạnh đó thí sinh cần chú ý thời gian nộp hồ sơ, tốt nhất là nộp trước một ngày trước khi kết thúc đợt xét tuyển.
Một thí sinh hỏi: Điểm chuẩn đợt 2 có cao hơn đợt 1?

ThS. Phạm Doãn Nguyên cho biết:Trường đã nhận được 1.100 hồ sơ đợt 1, theo dự kiến sẽ tuyển được 60% sau khi thí sinh nhập học. Vì vậy trung bình mỗi ngành từ 20-80 chỉ tiêu trường dành cho xét tuyển bổ sung với mức điểm xét tuyển như đã công bố.
Thí sinh hỏi: Em thi khối A được 17,75 điểm, khả năng đậu các ngành khối xã hội có cao không?

ThS. Phạm Doãn Nguyên: Trường đang đào tạo ngành quan hệ công chúng thuộc nhóm ngành xã hội, với mức điểm 16,5 thí sinh có thể trúng tuyển vào trường. Nếu có khả năng viết lách, khả năng thuyết trình nói trước đám đông có thể phù hợp với ngành học này.
Em được 16 điểm muốn nộp hồ sơ vào ngành luật kinh tế có được không?

ThS. Phạm Doãn Nguyên: Trường đã công bố mức điểm xét tuyển từ 15-18 điểm. Trong đó ngành luật kinh tế thí sinh có thể nộp hồ sơ với mức 16 điểm. Tuy nhiên, thí sinh có mức điểm cao hơn điểm nhận hồ sơ thì cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Đợt 1 ngành quản trị kinh doanh lấy nhiều chỉ tiêu nhất, vậy đợt 2 còn chỉ tiêu không và ra trường làm công việc gì?
ThS. Phạm Doãn Nguyên: Quản trị kinh doanh trong đợt bổ sung có khoảng 80 chỉ tiêu ở đợt xét tuyển. Còn về lựa chọn ngành này thì cần phải dựa vào các yếu tố: tố chất phù hợp, niềm đam mê và nhu cầu thị trường lao động. Riêng ngành này khi tốt nghiệp có thể làm nhân viên kinh doanh, quản lý, tổ chức thị trường… chứ không phải một công việc cụ thể.
Em muốn hỏi Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM: Em được biết trường nhận hồ sơ bằng cách xét tuyển học bạ, nhưng đợt xét tuyển bổ sung có nhận hồ sơ theo hình thức này không ạ?
ThS. Phạm Doãn Nguyên: Ở đợt xét tuyển bổ sung trường vẫn xét tuyển đồng thời theo 2 hình thức: kết quả học bạ lớp 12 và kết quả thi THPT quốc gia. Ở mỗi hình thức có quy định về điểm nhận hồ sơ và thời gian xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên thí sinh có thể sử dụng đồng thời cả 2 phương thức này để nộp hồ sơ. Trường cũng dành nhiều suất học bổng cho thí sinh trúng tuyển vào trường theo mức điểm khác nhau.

 
Ngoài xét tuyển NVBS đợt 1 từ 21/8 đến 31/8 theo Kết quả thi THPT quốc gia, UEF còn nhận hồ sơ xét tuyển theo học bạ THPT (cụm đại học và cụm địa phương).
Với phương thức này, thí sinh cần tốt nghiệp THPT và có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên đối với trình độ Đại học, 15 điểm trở lên với trình độ Cao đẳng. UEF nhận hồ sơ xét tuyển 
đến ngày 25/8/2016.

Trần Hà tổng hợp
TIN LIÊN QUAN