Menu
  
Tin UEF

UEF tư vấn truyền hình trực tuyến: Rộng cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sung

23/08/2016
Chiều nay (23.8), đại diện Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên - PGĐ Trung tâm Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông đã tham dự buổi tư vấn truyền hình trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức với chủ đề "Rộng cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sung".
Tại đây, đại diện các trường đã cung cấp những thông tin về cách thức nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung, cũng như thông tin xét tuyển riêng của mỗi trường. Bên cạnh đó, quý phụ huynh và thí sinh theo dõi chương trình cũng được tư vấn định hướng chọn ngành nghề phù hợp, cách nộp hồ sơ để trúng tuyển cao nhất.
 
Đại diện các trường tham gia buổi tư vấn chiều nay. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 
Dưới đây là phần chia sẻ và giải đáp thắc mắc từ đại diện UEF tại chương trình:
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên cho biết: Kỳ tuyển sinh 2016 này Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh tuyển 1.500 chỉ tiêu. Hết đợt 1, trường đã tuyển được hơn 65%. Đợt 2, trường tuyển hơn 560 chỉ tiêu. Cho đến giờ, trường nhận được hơn 300 hồ sơ NVBS.
Thí sinh hỏi: Em thích ngành kinh tế, em thi khối A được 16 điểm, vậy em có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành nào của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh để dễ đậu?
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin: Điểm sàn xét tuyển NVBS của trường một số ngành khối kinh tế là: Quản trị kinh doanh 15,5; Thương mại điện tử 17; Marketing 15; Tài chính ngân hàng 16; Kế toán 15, Quản trị nhân lực 16, Quản trị khách sạn 16, Quan hệ công chúng 16...
 
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 
Đăng ký NVBS tại trường, thầy khuyên là em nên chọn ngành nào mà có điểm xét tuyển thấp hơn điểm thi của mình 0,5 điểm thì khả năng trúng tuyển của sẽ cao hơn.
“Em thi được 17 điểm. Liệu em có đậu nguyện vọng bổ sung vào ngành công nghệ thông tin của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh không ạ?”, bạn đọc Tấn Thái đặt câu hỏi.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Trường lấy điểm sàn xét tuyển NVBS ngành Công nghệ thông tin là 15 điểm. Với 17 điểm, khả năng đậu của em khá cao.
“Chi phí của sinh viên học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh hết khoản bao nhiêu mỗi tháng?”, bạn đọc hỏi.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên trả lời: Học phí của trường tính theo tín chỉ. Học phí là 1,6 triệu đồng/tín chỉ, như vậy tính ra là khoảng 30-32 triệu đồng/học kỳ. Ngoài ra, sinh viên không phải đóng thêm một khoản phí nào nữa tại trường.
 
*Các ngành và mức điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 tại UEF:
TT Ngành Mã ngành Điểm xét tuyển ĐH Điểm xét tuyển CĐ
1  Quản trị kinh doanh D340101 15,5 12
2 Thương mại điện tử D340122 17
3 Marketing D340115 15 12
4 Quản trị khách sạn D340107 16 12
5 Quan hệ công chúng D360708 16
6 Tài chính ngân hàng D340201 16 12
7 Quản trị nhân lực D340404 16 12
8 Kế toán D340301 15 12
9 Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hệ số 2) D220201 18 15
10  Công nghệ thông tin D480201 15 12
11 Luật kinh tế D380107 16
12 Kinh doanh quốc tế D340120 16 12
 
Ngoài xét tuyển NVBS đợt 1 từ 21/8 đến 31/8 theo Kết quả thi THPT quốc gia, UEF còn nhận hồ sơ xét tuyển theo học bạ THPT (cụm đại học và cụm địa phương).
Với phương thức này, thí sinh cần tốt nghiệp THPT và có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19 điểm trở lên đối với trình độ Đại học, 15 điểm trở lên với trình độ Cao đẳng. UEF nhận hồ sơ xét tuyển đến ngày 15/9/2016.
 
Trần Hà tổng hợp
TIN LIÊN QUAN