Menu
  
Tin tức sự kiện

Nhiều khía cạnh phát triển kinh tế trong môi trường số được giảng viên UEF nghiên cứu chuyên sâu

20/05/2022
Nhằm tạo diễn đàn trao đổi, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế quốc tế trong thời đại số; Giúp doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên nhận diện được cơ hội và thách thức trong bối cảnh công nghiệp 4.0, cũng như từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, bám sát với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu, sáng nay – 20/5, Khoa Kinh tế UEF đã tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa: “Phát triển Kinh tế quốc tế trong môi trường số.
Điều hành hội thảo gồm có Ban chủ tọa: TS. Nhan Cẩm Trí – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng Khoa Kinh tế; ThS. Tăng Mỹ Hà – Phó Trưởng Khoa Kinh tế; GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh – Giảng viên; Ban thư ký gồm: ThS. Đỗ Thị Thu Hà – Trợ lý Trưởng Khoa Kinh tế, Trưởng ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; ThS. Nguyễn Phương Thảo – Giảng viên.
 


Trao chứng nhận cho thầy cô và sinh viên có bài viết tham gia hội thảo
 
Hội thảo nhận được 12 bài viết của các tác giả, nhóm tác giả xoay quanh 3 vấn đề chính: Bối cảnh chung của nền kinh tế hội nhập; Các vấn đề bổ trợ phát triển kinh tế số; và Kinh tế số trong các lĩnh vực và ngành nghề. Trong đó, có 3 bài viết được báo cáo trong chương trình là những bài viết nghiên cứu chuyên sâu vấn đề, luận điểm khoa học đáng chú ý, đưa ra được nhiều giải pháp cũng như hàm ý quản trị. Cụ thể:
Để tài 1: “International Financial Linkages between East-Asian Countries and the World: A Global Vector Autoregressive Approach” của TS. Phạm Thị Trang - Giảng viên Khoa Kinh tế đã cung cấp một khuôn khổ để đo lường và phân tích sự tương tác của các cú sốc thị trường tài chính trong nước và quốc tế thông qua mô hình GVAR (mô hình VAR toàn cầu).
Đề tài 2: "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học trong giai đoạn mới: Cơ hội và thách thức” của TS. Nguyễn Anh Duy – Trưởng ngành Kinh doanh quốc tế. Đề tài tập trung phân tích những nội dung cơ bản gồm: Khái quát chung về chuyển đổi số giáo dục; Thực trạng và các cơ hội mang lại cho mô hình chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam; Thách thức và các giải pháp cho quá trình chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam thành công.
Đề tài 3: “Ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng" của nhóm tác giả do ThS. Đỗ Thị Thu Hà - Trưởng ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng làm chủ nhiệm. Đề tài nhằm thu thập, tìm kiếm các giải pháp thay đổi, cải thiện tình hình áp dụng công nghệ 4.0 phù hợp, hiện có cho hoạt động Logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. 
 
 





Các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu và hội đồng đưa ra đánh giá, nhận xét
 
Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu, giảng viên Khoa Kinh tế nói riêng và Nhà UEF nói chung đã có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu toàn diện các vấn đề liên quan đến kinh tế số để phục vụ công tác giảng dạy.
Đúng như chia sẻ của TS. Nhan Cẩm Trí tại hội thảo: “Cuộc cách mạng 4.0 đã tạo nên một thời đại số hóa mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu toàn diện phát triển kinh tế số và ứng dụng trong các lĩnh vực, ngành nghề là rất cần thiết".
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN