Menu
  
Tin tuyển sinh

Hình thức chuyển tiếp quốc tế là thế nào?

20/03/2020
Những năm gần đây, hình thức du học chuyển tiếp ngày càng khẳng định sức hút và được đông đảo sinh viên lựa chọn. Điển hình như tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), chương trình chuyển tiếp quốc là chương trình đào tạo nổi bật, góp phần khẳng định được bước tiến quốc tế hóa mạnh mẽ của trường. Vậy hình thức chuyển tiếp quốc tế là gì? Điều kiện theo học như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
 

Hình thức chuyển tiếp quốc tế là thế nào?

 
Có thể hiểu, chuyển tiếp quốc tế là hình thức mà những trường đại học trong nước hợp tác với những trường đại học ở nước ngoài để đào tạo chương trình bán du học, nghĩa là sinh viên sẽ học một phần của chương trình học ở trong nước sau đó sẽ chuyển tiếp sang trường đại học ở nước ngoài hoàn thành chương trình học.
Là trường đại học liên kết toàn cầu, UEF mở ra cơ hội cho sinh viên trải nghiệm môi trường quốc tế tại các quốc gia trên thế giới bằng hình thức chuyển tiếp 2+2, 3+1 với hệ thống hơn 20 trường đại học đối tác uy tín như: Đại học Gloucestershire, Đại học Leeds Trinity, Đại học Cardiff Metropolitan – Anh Quốc; Đại học McNeese State, Đại học Angelo State, Đại học Herzing, Đại học Thành phố Seattle – Hoa kỳ; Đại học Centria – Phần Lan, Đại học Kobe – Nhật Bản,…
Với hình thức này, 2 hoặc 3 năm đầu, sinh viên sẽ học chương trình của UEF để trang bị kiến thức nền tảng cùng khả năng ngoại ngữ thành thạo. 2 hoặc 1 năm cuối, sinh viên sẽ được chuyển tiếp sang trường đối tác để học tiếp các môn chuyên ngành và hoàn thành chương trình cử nhân, nhận bằng do đối tác nước ngoài cấp và bằng cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận.
 
chuyển tiếp quốc tế
Với chương trình chuyển tiếp quốc tế, sinh viên dễ dàng "xuất ngoại" học tập tại nước ngoài
 

Điều kiện tham gia chương trình chuyển tiếp quốc tế

 
Để theo học chương trình chuyển tiếp quốc tế, sinh viên cần đảm bảo điều kiện là phải hoàn thành 2 hoặc 3 năm học tại UEF. Ngành đang học tại UEF phải tương ứng với ngành học chuyển tiếp đến trường nước ngoài. Cạnh đó, sinh viên phải đạt điểm học tập và đạt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của trường mà các bạn chọn chuyển tiếp đến học tập.
Khi đảm bảo các điều kiện này, sinh viên liên hệ Viện quốc tế để đăng ký và được hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ chuyển tiếp. Sau đó, các bạn sẽ chuyển sang 1 trường đại học đối tác ở nước ngoài để hoàn thành 1 - 2 năm học còn lại. Hoàn thành chương trình học, các bạn sẽ được nhận bằng đại học do trường nước ngoài cấp. Đây là bằng cử nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận.
Với những thông tin vừa cung cấp trên, tin chắc rằng các bạn đã biết được hình thức chuyển tiếp quốc tế là thế nào rồi đúng không. Vậy còn ngần ngại gì mà không nhanh tay đăng ký chương trình chuyển tiếp quốc tế và tích lũy khả năng ngoại ngữ cho mình ngay từ bây giờ để hiện thực hóa giấc mơ du học nào!
 
Kim Bằng
TIN LIÊN QUAN