Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Luật và ngành Luật quốc tế khác nhau như thế nào?

20/05/2019
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao thoa giữa các lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội là điều tất yếu, nhưng cũng từ đây phát sinh nhiều vấn đề phức tạp và cần đến sự can thiệp của pháp luật. Nhóm ngành Luật vì thế cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tất nhiên, trước khi quyết định theo học, các bạn cần phân biệt được các ngành học trong nhóm ngành này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để làm rõ thắc mắc ngành Luật và ngành Luật quốc tế khác nhau như thế nào? 

Hiểu ngành Luật và ngành Luật quốc tế thế nào cho đúng?

Để hiểu được ngành Luật và ngành Luật quốc tế khác nhau như thế nào, các bạn phải nắm được sinh viên mỗi ngành sẽ được đào tạo những kiến thức gì. 
Theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Sinh viên được học các môn như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế, luật hành chính,…  
Với ngành Luật quốc tế, sinh viên lại được trang bị khối kiến thức về luật pháp quốc tế được các quốc gia và chủ thể khác tạo dựng nên. Ngành Luật quốc tế gắn với các môn học như: Luật kinh tế quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật biển quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật đầu tư quốc tế, Luật thuế, Luật sở hữu trí tuệ quốc tế,…
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Luật hoặc ngành Luật quốc tế  còn được trau dồi đạo đức nghề nghiệp, được trang bị kỹ năng hành nghề luật để đáp ứng nhu cầu xã hội như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,... 
 
     
Nhiều thí sinh vẫn còn thắc mắc ngành Luật và ngành Luật quốc tế khác nhau như thế nào?
 

Điểm khác nhau trong vị trí công việc của ngành Luật và Luật quốc tế

Một yếu tố quan trọng để phân biệt được ngành Luật và Luật quốc tế khác nhau như thế nào đó chính là vị trí làm việc của sinh viên sau khi ra trường.
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như: 
  • Lựa chọn làm kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn bạn có thể trở thành thẩm phán, luật sư.
  • Ngoài ra bạn còn có thể trở thành: Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật,... trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học viện nghiên cứu,...
  • Ngoài ra, bạn đam mê với lĩnh vực sư phạm thì có thể học lên cao học để trở thành giảng viên ngành Luật tại các trường đại học ở Việt Nam.
Sinh viên ngành Luật quốc tế sau khi ra trường không khó để chọn lựa những việc làm với mức đãi ngộ tốt như: 
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các cơ quan Nhà nước như Bộ, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
  • Biên tập viên cho các cơ quan thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan tới pháp luật.
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư, giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam.
    
Sinh viên nhóm ngành Luật UEF thường xuyên được học tập thực tế 

Tại trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), sinh viên theo học nhóm ngành Luật sẽ được học tập chương trình song ngữ trong điều kiện cơ sở vật chất hiện đại. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp lý, các bạn còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giao lưu, cuộc thi học thuật, hội thảo, tọa đàm liên quan đến luật. Không những vậy, Nhà trường luôn tạo điều kiện để các bạn sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc từ những năm học đầu tiên để nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn thí sinh hình dung rõ ngành Luật và ngành Luật quốc tế khác nhau như thế nào. Chúc các bạn hoàn thành kỳ thi thật tốt và trúng tuyển vào ngành học mà mình yêu thích.
 
Phước Hiển 
TIN LIÊN QUAN