Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, kéo theo đó số lượng khách sạn, resort ngày càng nhiều nhằm đáp các dịch vụ về du lịch. Do đó, nguồn nhân lực để phục vụ cho lĩnh vực khách sạn, nhà hàng cũng luôn ở mức cao. Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cùng mức lương hấp dẫn của mảng nghề nghiệp này luôn là động lực thúc đầy các bạn trẻ theo đuổi.
Bài viết dưới đây sẽ góp phần giải tỏa lo nghĩ
“Có nên học ngành Quản trị khách sạn, học ngành Quản trị khách sạn ra làm gì?” .
Có nên học ngành Quản trị khách sạn?
Tại Việt Nam, Quản trị khách sạn là một trong những ngành nghề hấp dẫn, được ví như các công việc công nghệ thông tin, ngân hàng, tiếp viên hàng không… và chưa từng rơi khỏi vị trí những nghề nghiệp được giới trẻ ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra 3 triệu việc làm. Đây chính là cơ sở để các bạn trẻ định hướng theo đuổi nghề nghiệp đầy tiềm năng này.
Với thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý theo tiêu chuẩn giáo dục Anh - Mỹ, chương trình đào tạo của UEF đã được thí sinh và phụ huynh lựa chọn là nơi khởi nghiệp hiệu quả. Trải qua quá trình học tập, rèn luyện tại UEF, sinh viên được trang bị khối kiến thức về các nghiệp vụ của nhà hàng – khách sạn như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hóa đặc trưng đa quốc gia, luật lưu trú…

Trước thềm đăng ký nguyện vọng, nhiều thí sinh sẽ phân vân "Có nên học ngành Quản trị khách sạn, học ngành Quản trị khách sạn ra làm gì?"
UEF còn tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tin học, xử lý tình huống, kỹ năng khởi nghiệp…
Nhằm mang lại sự an tâm tuyệt đối của phụ huynh và sinh viên khi theo học ở UEF, các bạn được trải nghiệm các tiết học đi thực tế tại doanh nghiệp, quá trình thực tập tại các khách sạn lớn, tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia đứng đầu ngành… Điều này giúp các bạn làm giàu vốn sống và có thái độ làm việc tích cực đối với ngành nghề này.
Học ngành Quản trị khách sạn ra làm gì?
Cử nhân Quản trị khách sạn có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, bao gồm:
- Chuyên viên thực hiện các chương trình phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch
- Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ khách sạn
- Tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự như các bộ phận lễ tân, phục vụ, bếp, hành chính, có cơ hội thăng tiến lên Giám đốc điều hành khách sạn, du lịch.
- Giảng dạy về Quản trị khách sạn, du lịch.
Học ngành Quản trị khách sạn của UEF bằng cách nào?
Với những thông tin trên, các bạn phần nào đã nắm được “Có nên học ngành Quản trị khách sạn? Học ngành Quản trị khách sạn ra làm gì?”. Bước tiếp theo, thí sinh cần tham khảo thông tin các trường có thế mạnh đào tạo ngành học này, điển hình như: Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF), Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)…
Riêng UEF, năm 2017 trường tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn theo hai phương thức là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ THPT (lớp 12) với các tổ hợp môn A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý- tiếng Anh), D01 (Toán – Văn – tiếng Anh) và C00 (Văn – Sử - Địa).
Chọn phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh cần đạt điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Riêng hình thức xét tuyển theo học bạ THPT, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với trình độ đại học. Thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF ở cả hai phương thức trên đều có cơ hội nhận học bổng giá trị khi đạt từ 18 đến 21 điểm trở lên.
Qua bài viết này, việc “Có nên học ngành Quản trị khách sạn? Học ngành Quản trị khách sạn ra làm gì?” thật sự đã không còn là nỗi lo lắng thường trực đối với các bạn thí sinh trong kỳ tuyển sinh 2017, các bạn có thể an tâm trải nghiệm và tìm kiếm một cơ hội việc làm rộng mở trong lĩnh vực khách sạn như mong muốn.
Quỳnh Như